"TẤT CẢ VÌ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH"

Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Bệnh viện Thành phố Hải Phòng
Bệnh thủy đậu
🔔 Thủy đậu là căn bệnh phổ biến, xảy ra với bất cứ ai và có khả năng lây lan nhanh chóng. Thủy đậu rất dễ bùng phát thành dịch, xảy ra rải rác trong năm và hay gặp vào tiết trời ấm áp nhưng nồm ẩm. Vậy khi bị thủy đậu phải làm sao, bị thủy đậu kiêng gì và cách phòng tránh bệnh như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Khoa Truyền nhiễm - Trung tâm Y tế huyện An Dương
 
💥 Bệnh thủy đậu là căn bệnh do virus Varicella Zoster Herpes gây ra. Bệnh có thể xuất hiện vào bất cứ thời gian nào trong năm và với bất cứ ai. Tuy nhiên vào thời tiết mùa xuân, trời nồm sẽ tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh mẽ và đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em do khả năng đề kháng yếu.
👉Đối với người bình thường, bệnh thủy đậu tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Còn đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm.
✍ Khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ phải trải qua 4 giai đoạn đó là giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn bình phục. Tuy nhiên khi phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh sẽ giúp cho việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể của bệnh thủy đậu:
 🧏 Người bị nhiễm virus Varicella Zoster Herpes gây bệnh thủy đậu sẽ có triệu chứng sau 7 - 21 ngày, biểu hiện đó là sốt, sổ mũi, đau đầu, ho nhẹ, mệt mỏi và chán ăn.
Khi có những biểu hiện trên chỉ 2 - 3 ngày bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt ban, chấm đỏ hồng trên cơ thể rồi mẩn ngứa. Sau đó sẽ xuất hiện mụn nước có kích thước bằng hạt đậu, có dịch đặc hoặc mủ bên trong. Những nốt mụn đó sẽ xép xuống, khô và đóng vảy sau 4 - 5 ngày tiếp theo.
🏥Nếu được điều trị tốt và kịp thời, bệnh sẽ khỏi sau 1 tuần, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ kéo dài từ 2 -3 tuần và để lại sẹo ở những vùng xuất hiện mụn, gây mất thẩm mỹ.
Hình ảnh nốt thủy đậu tiến triển qua các giai đoạn
 
🍀 Bên cạnh việc dùng thuốc kháng virus, tăng sức đề kháng, kháng histamin, phòng bội nhiễm (nếu có)… theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. Thì chế độ sinh hoạt phù hợp cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh:  Tuyệt đối không sờ hay gãi các nốt mụn bị phồng lên bởi mụn có thể vỡ ra, dịch mủ có thể lây lan ra các khu vực khác. ☔️Vậy bị thủy đậu có nên tắm không? câu trả lời là không nên kiêng bởi như vậy càng làm cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Hãy sử dụng nước ấm để tắm rửa cho cơ thể. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh cọ xát vào nốt mụn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh bệnh lây lan. Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng.
🎯  Thủy đậu là căn bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp và qua đường hô hấp. Vì vậy để phòng ngừa bệnh cần cách ly tránh tiếp xúc với dịch nốt phỏng, đeo khẩu trang và thực hiện tiêm phòng vacxin phòng ngừa thủy đậu. Đặc biệt là đối với những người chưa từng bị thủy đậu hoặc trẻ nhỏ và phụ nữ có kế hoạch mang thai cần tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe.
🌈Khoa Truyền nhiễm- Trung tâm Y tế huyện An Dương đã luôn thực hiện tốt việc điều trị, chăm sóc và hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho tất cả người bệnh thủy đậu đến khám ngoại trú hoặc nhập viện nội trú. 100%  các ca bệnh thủy đậu được điều trị triệt để, không xảy ra biến chứng.
 
Thông tin mới nhất




Đăng nhập
Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !